Bánh mì que – một cái tên khá quen với nhiều người, tuy nhiên nguồn gốc của nó như thế nào, quá trình phổ biển ra sao, vì sao lại có sức hấp dẫn như thế chắc hẳn không phải ai cũng hiểu rõ, mở đầu là vô số hình ảnh mộc mạc của em nó
Như trong hình ta có thể hình dung được, bánh mì que rộng khoảng 2 đốt tay, dài khoảng 30cm, rạch ở giữa để chứa nhân gần hệt như bánh mỳ thông thường, tuy nhiên nhân chỉ gồm pate, chà bông, một số biến thể của nó có thêm dưa chua, lạp xưởng, tương v.v. Đặc biệt nó được nướng giòn thông qua lò vi sóng, lò nướng.
Vậy nguồn gốc bánh mì que là từ đâu?
Bánh mì que (baguette) có nguồn gốc từ Pháp, Ba ghét / ba ghết là phiên âm của baguette tiếng Pháp, vốn có nghĩa là cái que, chiếc đũa, về sau mở rộng nghĩa bằng phép ẩn dụ để chỉ loại bánh mì Pháp dài như cái que, vỏ vàng giòn rụm còn ruột thì trắng và xốp. Người Việt vì vậy cũng gọi bánh mì ba ghét / ba ghết nhưng tên hay gọi nhất vẫn là bánh mì que.
Đây là loại bánh mì được các tờ báo danh tiếng như Guardian, National Geographicbình chọn vào hàng top những loại thức ăn đường phố ngon nhất.
Tuy nhiên tiền thân của bánh mì baguette lại là bánh mì ý Grissini . Điểm khác nhau cơ bản là bánh mỳ baguette ruột xốp để chứa nhân ,còn Grissini thì đặc ruột:
Sự phổ biến của bánh mì que
Rất khó xác định bánh mì que du nhập vào Việt Nam từ lúc nào, tuy nhiên thông qua báo chí có thể thấy bánh mì que nổi lên từ cuối năm 2008, trở thành món ăn ưa thích của giới trẻ Sài Thành.
Với sức hấp dẫn mộc mạc của mình, bánh mì que nhanh chóng phổ biến sang Hải Phòng và trở thành món ăn đặc sản với tên gọi khá dễ thương, bánh mì que cay cay
Vào giữa năm 2012, bánh mỳ que trở thành một thương hiệu nổi tiếng ở phố núi – Pleiku, Gia Lai , nhanh chóng phủ kín các tuyến đường chính, được nhiều người ưa chuộng.
Chủ nhân của lò bánh mỳ, với khoảng vài chục ngàn ổ mỗi ngày, chị Mỹ Nữ cho biết: “Mình theo nghề làm bánh mì đã 8 năm, đợt rồi vào Thành phố Hồ Chí Minh thấy loại bánh mì que thật hay, nó vừa mang hương vị truyền thống vừa có nét gì đó hiện đại như giấy gói được in hàng loạt có nhãn hiệu đàng hoàng trông vừa vệ sinh vừa chuyên nghiệp, giá cả lại khá “mềm” phù hợp với đa số người dân lao động. Vậy là mình học ngay, mang về Gia Lai chỉ mới vài tháng mà tốc độ lan rộng đến không ngờ”
Thương hiệu nổi tiếng nhất ở phố núi chính là bánh mì que Tứ Hải và từ đó nhanh chóng phổ biến đến các thành phố lớn khác lân cận, trong đó có thể kể đến Đà Nẵng, cạnh tranh với loại bánh mỳ truyền thống mà trước đó ở Đà Nẵng, thương hiệu bánh mì Bà Lan đã khá phổ biến (loại bánh mỳ với loại chả đặc biệt gia truyền khá ngon và đậm chất miền trung)
Trong cách nướng cũng hoàn toàn khác biệt, một nguyên tắc của bánh mì que là phải được nướng giòn, nếu không sẽ không còn là bánh mì que. Sở dĩ như vậy vì bánh mì nếu không được nướng hoặc để quá lâu, bánh mì sẽ trở nên dai, dù cho pate có thơm ngon đến mấy thì chất lượng đã giảm sút hơn 70%. Không tin bạn có thể thử cảm giác đó như thế nào
Ngoài ra khi chúng ta tới mua, người bán hàng sẽ quét mọt lớp bơ đun chảy ở ngoài bánh (tựa bánh mì sài gòn) và sau đó mới nướng giòn để ta mang đi. Khi tiến gần tới nơi bán, thường chúng ta đã thấy mùi béo ngậy thơm lừng của bơ, và khó mà cưỡng lại lúc đang đói bụng.
Thứ ba, điều mà bánh mì thông thường đường phố khó làm được chính là thương hiệu, sự phổ biến lan tỏa nhanh chóng kích thích sự tò mò của khách hàng, giữ hình ảnh trong tâm trí khó nhầm lẫn với bất kì loại bánh mì nào.
Những đặc điểm của bánh mì que phù hợp với học sinh, sinh viên và nhân viên công sở, vừa ngon vừa hợp túi tiền, thậm chí vừa bụng ví dụ như khi hơi đói mà nếu dùng bánh mì thông thường thì quá mức, thay vào đó một ổ bánh mì que sẽ hợp hơn.