Bánh mì dần dần trở thành món thực phẩm phổ biến với hầu hết người dân Việt Nam. Sử dụng bánh mì nhiều như vậy nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý bánh mì thừa nếu lỡ mua quá nhiều hoặc dùng không hết. Nếu bánh mì để qua đêm, chúng rất dễ bị hôi và móc rồi sau đó nó sẽ bị cứng, tệ hơn là mốc meo và không thể dùng được nữa. Vậy dưới đây là cách bảo quản bánh mì qua đêm đúng cách ít ai biết.
Cách bảo quản bánh mì
Nhiều chị em thấy thế nên đã cho bánh mì vào trong tủ lạnh, nghĩ rằng có thể bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây là cách bảo quản không thông minh chút nào. Nghe thì có vẻ vô lý vì từ trước đến nay, tủ lạnh vẫn được tin rằng là vật dụng có thể bảo quản thức ăn được lâu hơn, phải không? Tuy nhiên, theo các chuyên gia ẩm thực, bánh mì thừa được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ bị mất đi độ ẩm, bánh mì sẽ trở nên dễ hỏng hơn gấp 3 lần so với để ở nhiệt độ phòng. Thậm chí, sau khi được hâm nóng, bánh mì sẽ nhanh cứng hơn nữa.
Tốt nhất, hãy cho bánh mì vào ngăn đông, tủ đông, rồi để bánh mì “ngủ đông” trong đấy. Bạn chỉ cần bọc bánh mì thừa bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy nhôm, bọc thật kín, rồi cho vào trong ngăn đông. Đó chính là cách bảo quản tốt nhất, dù là bánh mì nguyên ổ hay bánh mì lát. Khi muốn dùng, bạn có thể cho vào lò hâm nóng lại. Nếu nhà không có lò để hâm nóng, bạn cứ lấy bánh mì ra khỏi tủ đông, vẫn giữ nguyên trong bọc nhựa hoặc nhôm.
Bảo quản bánh mì que đúng cách
Vì bánh mì que lúc bạn mua đã được bỏ đầy đủ nhân pate rồi, nên bạn phải bảo quản bánh mì trong ngăn đá của tủ lạnh. Vậy nên để tránh làm vỏ bánh bị khô, bạn nên gói hoặc cất bánh mì vào một hộp nhựa to và đậy kín nắp, nếu không có hộp nhựa thì bạn có thể gói trong túi nilon kín khí. Lưu ý rằng luôn phải bỏ bánh mì trong ngăn đá, nếu muốn bỏ ngăn mát thì đó phải là tủ lạnh công nghiệp, không phải tủ lạnh gia đình. Bánh mì khi được bảo quản trong ngăn đá sẽ giữ hương vị lâu nhất cho bánh mì, thềm vào đó quá trình làm nóng khiến bột bánh mì trở nên tơi xốp hơn. Khi cần thưởng thức, bạn chỉ cần lấy ra và bỏ vào lò nướng để quay lại và thưởng thức liền sau đó.
Với bánh mì que được trữ đông thì bảo quản được tầm 5 -10 ngày, đảm bảo khi sử dụng vẫn nhận được chất lượng tốt nhất.
Cách làm bánh mì que giòn ngon như mới
Bánh mì que nổi tiếng là nhờ bánh mì luôn thơm giòn kết hợp với nhân pate béo ngậy, khi ăn giòn giòn thơm thơm. Chính vì vậy, bánh mì que ngon khi còn giòn và nóng.
Mẹo thứ nhất – nướng lại bánh mì
Đầu tiên bạn hãy làm ẩm bánh mì bằng nước sạch bằng cách xịt 1 chút nướng ngoài vỏ bánh mì, làm ẩm bánh mì với độ ẩm vừa phải. Sau đó bạn cho bánh vào lò nướng khoảng 5-10 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bánh nướng xong sẽ giòn tan đúng chuẩn luôn !
Mẹo thứ hai – mua bánh mì chưa nướng – và tự nướng khi ăn
Khi bạn đặt mua bánh mì, bạn có thể yêu cầu người bán bán cho bạn bánh mì chưa nướng. Với bánh mì này bạn sẽ bảo quản bạn lâu hơn so với bánh mì đã nướng, và sau đó bạn cũng bảo quản và làm nóng bánh mì như cách trên.
Bảo quản và làm nóng bánh mì không quá khó như chúng ta tưởng phải không ạ. Không cần bảo quản quá cầu kỳ mà chúng ta đã có những chiếc bánh mì ngon giòn thơm lựng ngay cả khi hâm lại.
Ngoài ra, vì bánh mì luôn có những chương trình ưu đãi khi mua bánh mì qua ứng dụng, bạn mua một lúc 10-20 chiếc nhưng bạn ăn không hết, bạn có thể cất trữ bánh mì ở tủ lạnh để ăn dần trong 2-3 ngày. Lúc lấy ra, bạn chỉ cần nướng lại bánh mì trong lò nướng 1 – 2 phút là có thể thưởng thức những chiếc bánh mì ngon tuyệt.